Tâm tình trò chuyện cùng con cái

6. Tâm tình trò chuyện cùng con cái

Các phóng viên khi tiến hành những cuộc điều tra, phỏng vấn thường có một bí quyết là không sử dụng các câu hỏi có đáp án trả lời "có" hoặc "không" để chất vấn đối phương.Chẳng hạn: "Bạn có phải là sinh viên của trường Đại học X  không? " "Có", "Bạn có theo học hệ chính quy không? " " Có", "Bạn có theo học chính quy không?" "Có"...Lý do là ví nếu thựchiện cách hỏi như vậy, người phóng viên ngoài "không"hoặc "có" sẽ chẳng lấy được thêm nhiều thông tin khác. Tình hình sẽ thay đổi nếu chúng ta sử dụng cách  hỏi, chẳng hạn: "Bạn thấy trường Đại học X thế nào". Đứng trước câu hỏi này,người trả lời nhất định phải thực hiện một quá trình huy động thông tin, kiến thức để đưa ra đáp án (thay vì việc chỉ cần phản xạ bằng "không" hoặc "có"). Vì nguyễn do này, phỏng vấn đòi hỏi cả một nghệ thuật. NGười "khéo kéo" là người biết đưa ra những câu hỏi mang tính chất dẫn dắt, những câu hỏi mà mọi người không thể dùng đưa ra một đáp án chính xác như nhau.

Qua tìm hiểu, Giáo sư Hirakv phát hiện ra một thực tế là các ông bố bà mẹ trong lúc trò chuyện với con cái thường hạn chế phạm vi phát ngôn của chính con cái mình. Ví dụ như nói:  "Đằng kia có hòm thư không". Cách hỏi tư duy của trẻ. Chúng ta nên đưa cho trẻ những câu hỏi mang nhiều tính chất gợi mở hơn, ví dụ như: " Con thấy nên thế nào...?" " Vì sao...?" "Bao giờ thì...?" Đứng trước những câu hỏi mở, trẻ có điều kiện luyện tập năng lực tư duy cũng như khả năng diễn đạt của mình.

Khi trò chuyện cùng con cái, người lớn không chỉ cần biết đặt câu hỏi mà còn phải lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của con. Một số người cho rằng hoh sẽ mất "cái uy" của người lớn nếu phải cuốn vào những câu chuyện của bọn trẻ. Đây là một nhìn nhận cần kịp thời thay đổi. Đặc biệt khi con trẻ đưa ra những câu hỏi "ngớ ngẩn", người lớn chúng ta cũng không nên lớn tiếng cười bọn trẻ. Làm như vậy, trẻ sẽ dẽ hình thành cảm giác e dè, luôn sợ bị người khác chế nhạo.

Một lần khi ở Mỹ,Giáo sư Hirakv đã gặp câu chuyện sau đây trên đường. Một bé trai chừng bốn, năm tuổi đang cố kéo một người đàn ông lớn tuổi, râu tóc loà xoà lại và hỏi:

" Ông ơi, sao ông cứ đi chân đất vậy ạ?  Ông không bị đau chân à?"

Người đàn ông dừng lại nhìn cậu bé con một lúc, sau đó từ từ nói với thằng bé như với một người lớn:

"Đây là triết học của ta. Ta không muốn đi giày vì ta muốn chạm bàn chân trên mặt đất".

Nghe lời giải thích này, cậu bé dường như hiểu ta nhiều phần lắm, nó nói:

"À, thì ra đó là vì triết học!"

Rõ ràng là cuối cùng cậu bé này đã rất hiểu lời giải thích về "triết học" của người đàn ông lớn tuổi lia. Điều mà Giáo sư Hirakv muốn nhấn mạnh khi kể câu chuyện này là nếu chúng ta nghiêm túc trả lời bọn trẻ, bọn trẻ sẽ rất tự hào vì nhận thấy giá trị của những câu hỏi do chúng đặt ra.Ngược lại, nếu người lớn chỉ trả lời qua quýt cho xong chuyện, điều này lâu dần sẽ làm cho trẻ quen với sự bưng bít, dẫn đến tâm lý ngại thắc mắc, ngại hỏi.

Giáo sư Hirakv cũng lưu ý các bậc phụ huynh về cách giải đáp những thắc mắc của trẻ. Bố mẹ không nên với chuyện bản thân biết thì giảng giải chi li, với chuyện bản thân không biết thì thoái thác như kiểu "chuyện đó à, để sau bố sẽ nói cho conbiết" hoặc "Đại khái chuyện là vậy vậy thôi..."

Ông cho rằng ngay cả với những vấn đề bố mẹ rất am hiểu, bố mẹ cũng không nên giảng giải tường tận đến chi li trẻ. Cách làm như vậy là lấy mất cơ hội tìm hiểu, khám phá và tư duy độc lập của trẻ.

Chỉ cần ba tuổi, trẻ có thể đặt cả dãy những câu hỏi "tại sao","vì sao".Điều này chứng tỏ trẻ bắt đầu có biểu hiện của tinh thần ham hiểu biết,muốn khám phá.Khi con cái đến tuổi này, bố mẹ cần hết  sức  chú ý cách trả lời những thắc mắc của con cái, không những không thể trả lời cẩu thả mà phải hết sức thận trọng và phù hợp với trình độ nhận biết của trẻ. Ngoài ra,bố mẹ cũng cần tránh việc nguỵ biện, nói dối khi giải thích các thắc mắc con nêu ra. Giải đáp một cách khoa học, có logic, mục đích chính là để con nhận thức đúng sự vật. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên đưa ra những lời giải đáp "chắc chắn như đinh đóng cột" - Điều này là chưa cần thiết với trẻ nhỏ.

Trong khi giải đáp,bố mẹ hãy cố gắng tạo ta những tình huống mang tính chất đối thoại bằng những lời gợi ý "nếu như", tránh tình trạng bố mẹ thao thao bất tuyệt, con cái im lìm như ngồi nghe báo cáo.

Chẳng hạn, để giải thích cho con câu hỏi "Vì sao người ta phải đi ngủ vào buổi đêm", bố mẹ có thể phỏng vấn bằng cách hỏi: "Nếu như con không đi ngủ thì sẽ ra sao". Lúc này, trẻ sẽ phải tự tư duy để giải đáp được câu hỏi "vì sao người ta cần phải đi ngủ". Bằng những câu hỏi mang tính chất "bắc cầu" của bố mẹ, trẻ có thể nhận thức dần dần vấn đề, chẳng hạn, "Nếu người ta không đi ngủ thì sẽ buồn ngủ". "nếu không đi ngủ thì sẽ rất mệt", ""nếu không đi ngủ thì ban ngày sẽ không dậy được...

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tên sách: Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv
  • Tác giả: Hirakv
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Tư pháp, 2006