Gẫy thân xương cánh tay
Mục lục
I. Xác định thân xương cánh tay
Thân xương cánh tay: dược giới hạn từ Dưới Mấu Động->Trên Mõm trên lồi cầu khoảng 4 khoát ngón tay (của người bệnh).
III. Nguyên nhân-cơ chế
1. Trực tiếp: Do vật cứng đập vào hoặc viên đạn, mảnh bom bắn voà làm gãy xương.
2. Gián tiếp: Do ngã chống khuỷu, chống tay xuống đất.
IV. Tổn thương giải phẫu bệnh
1. Tổn thương xương
1.1.Vị trí gãy: Gãy thân xương cánh tay có thể gặp gãy 1/3T-G-D, trong đó gãy 1/3G hay gặp hơn.
1.2.Đường gãy: Có thể đường gãy ngang, chéo xoắn, gãy nhiều đoạn, nhiều mảnh.
1.3.Di lệch: Phụ thuộc lực chấn thương, cơ co kéo, trọng lượng chi thể.
*Gãy 1/3T xương cánh tay có 3 vị trí gãy khác nhau:
- Gãy dưới Mấu động và trên chỗ bám của cơ ngực to:
+Đầu trung tâm: Bị cơ vai-mấu động kéo giạng và xoay ngoài
+Đàu ngoại vi: Bị cơ vai-ngực-cánh tay (cơ Delta, quạ -cánh tay, nhị đầu, tam đầu) kéo lên trên, ra trước, vào trong.
- Gãy dưới chỗ bám cơ ngực to và trên chỗ bám cơ Delta:
+Trung tâm: Bị cơ ngực to kéo vào trong, ra trước.
+Ngoại vi: Bị cơ Delta, tam đầu, nhị đầu kéo lên trên và ra ngoài.
Tạo góc mỡ ra ngoài.
- Gãy dưới chỗ bám cơ Delta:
+Trung tâm: Bị cơ Delta kéo giạng ra ngoài.
+Ngoại vi: Bị cơ quạ-cánh tay, mhị đầu, tam đầu kéo lên trên.
Tạo góc mở vào trong.
Ta thấy: tất cả gãy 1/3T, đoạn trung tâm đi lệch ra phía trước khoảng 30 độ và vị trí gãy càng thấp thì di lệch giạng càng giảm.
*Gãy 1/3G:
- Thường ít di lệch: Do các cơ tam đầu và cơ cánh tay trước bọc xung quanh xương.
- Khi có gãy di lệch thí hay bị chèn cơ vào giữa 2 đầu õ gãy.
+Trung tâm: Bị cơ Delta kéo ra trước và giạng.
+Ngoại vi: Bị cơ nhị đầu, tam đầu kéo lên trên.
*Gãy 1/3D:
- Trung tâm: Hầu như không di lệch.
- Ngoại vi: Bị cơ nhịu đầu, tam đầu, cánh tay trước, cánh tay-quay co kéo làm di lệch chồng->Gây ngắn chi.
- Gãy thấp->Có thể gây tổn thương bó mạch thần kinh cánh tay.
2. Tổn thương phối hợp
2.1.Thần kinh quay:
- Hay gặp trong gãy 1/3G.1/3D (chủ yếu bị căng giản, bầm giập, bị kẹt giữa hâI đầu xương gãy/bị ép trong khối can xương, trong khối sẹo phần mềm->Thường hòi phục sau 3-4 tháng (90%), 10% còn lại bị đứt phải khâu phục hồi).
V. Chẩn đoán
1. LS
- Chi biến giạng.
- Điểm đau chói cố định ở 1/3T-G-D.
- Lạo xạo xương.
- Cữ động bất thường tại ỗ gãy.
- Bất lực vận động: Không nâng và giạn cánh tay được (khi gãy hoàn toàn), có thể vận động cánh tay chút ít (gãy khong hoàn toàn).
- Không duỗi được cổ tay, không duỗi được đót một các nghón, không giạng -duỗi được ngón cái.
- Mất cảm giác ẵ ngoài mu tay (khi tỏn thương dây quay).
2. Xq thẳng và nghiêng
Xác định vị trí-tính chất ỗ gãy.
VI. Biến chứng
1. Sớm
- Liệt dây thần kinh quay.
- Tổn thương đm cánh tay (gãy 1/3 T và G).
- Chèn cơ vào giữa 2 đầu ỗ gãy.
2. Muộn
- Chèn ép thần kinh quay (do can xù, sẹo phần mềm).
- Chậm lion xương, khớp giả.
- Liền lệch (gập hgóc, chồng, xoay, sang bên).
- Hạn chế vận động khớp khuỷu và vai.
VII. Điều trị
1. Bão tồn
1.1.CĐ:
- Gãy kín, ít di lệch/không di lệch, di lệch nhiều ở TE nắn chỉnh được.
1.2.PP:
- Vô cảm: Gây tê ỗ gãy (hay dùng)=Lidocain 1%/gây tê đám rối thần kinhcánh tay.
- Nắn chỉnh hết di lệch (nếu có).
- Bó bột Ngực-Cánh tay giạng/Bó nẹp với Ds dân tộc cỗ truyền.
+Trên chỗ bám cơ ngục to: Cánh tay giạng 80-90 độ, ra trước 30-40 đọ.
+Dưới chỗ bám cơ ngực to: Cánh tay giạng 60-70 độ, ra trước 30độ, Khuỷu gấp 90 độ, cẳng tay nữa sấp-nữa ngữa.
Chú ý: Nếu có tổn thương kết hợp ngực/bệnh mạn tính đường hô hấp-tuần hoàn->Không bó bột Ngực-cánh tay, Mà có thể bó bột chữ U cố định Bã vai-Cánh-Cẳng tay/Bó nẹp Đông y có đệm gối dưới hõm nách để cánh tay giạng -xoay ngoài và ra trước .
2. Phẫu thuật
2.1.CĐ: Những trường hợp nắn chỉnh không kết quả.
Gãy xương hở.
Gãy xương kết hợp tổn thương mạch máu-thần kinh quay
2.2.Vô cẩm: Tê đám rối thần kinh cánh tay.
2.3.Kỷ thuật:
- Đường mỗ: Mặt trước ngoài theo bờ ngoài cơ nhị đầu/sau ngoài qua cơ tam đầucánh tay.
- Xếp các mảnh xương và dạon gãy về vị trí giảI phãu.
- Cố định bằng phương tiệ kết xương:
+Hay dùng nhất: Kết xương bằng nẹp vít.
+Có thể: Dùng đinh nội tuỷ, Bắt vít/buộc vòng thép.
+Khung cố định ngoìa khi ãy hỏ nhiễm khuẫn.
3. Phục hồi chức năng
- Tập co cơ đẳng trường ngay từ đầu.
- Sau tháo bột/ngày thứ3-5 khi PT cho BN tập vận động phục hồi chức năng hệ thống cơ-gân-khớp khuỷu.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- BÁCH KHOA Y HỌC
- Tác giả: Bác sĩ Đa Khoa Lê Đình Sáng; Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội, khóa 2005-2011.
- Email: Lesangmd
gmail.com
- Nguồn: Nhiều nguồn, chi tiết xem bài giới thiệu
- CẢNH BÁO: Không có chuyên môn, không phải là nhân viên y tế, bạn không được phép tự sử dụng những thông tin có trong cuốn sách này để chẩn đoán và điều trị.